Khách hàng

Thống kê truy cập

1
19
28
2707

Tỷ giá ngoại tệ

Ngoại tệ Mua Bán
USD 21.090,00 21.130,00
USD lẻ 21.080,00 -
EUR 28.580,00 28.889,00
GBP 34.367,00 34.855,00
HKD 2.679,00 2.746,00
CHF 23.259,00 23.577,00
JPY 203,75 206,87
AUD 18.838,00 19.106,00
CAD 18.952,00 19.241,00
SGD 16.482,00 16.715,00
SEK - 3.313,00
LAK - 02,80
DKK - 3.899,00
NOK - 3.483,00
CNY - 3.522,00
THB 575,86 669,41
VNĐ - -
RUB - 676,00
NZD 17.319,00 17.660,00

4 Giải pháp nền nhà xưởng phổ biến nhất hiện nay

Ngày đăng: 12-05-2023 | Khoảng 2 năm trước | 5:33 PM | 112 Lượt xem

Sàn nhà xưởng sản xuất linh kiện điện tử phải đáp ứng nhu cầu chống tĩnh điện hay sàn nhà xưởng chế biến thực phẩm, dược phẩm lại có yêu cầu rất khắt khe về độ sạch, độ ẩm, áp suất… Mỗi môi trường sản xuất công nghiệp khác nhau có những yêu cầu khác nhau về hệ thống sàn. Lựa chọn giải pháp nền/sàn phù hợp với quy trình sản xuất của từng nhà xưởng sẽ giúp đảm bảo chất lượng và hiệu quả cho hoạt động sản xuất.

Sàn epoxy

Sơn epoxy là loại sơn sàn công nghiệp cao cấp sử dụng hỗn hợp của 2 thành phần bao gồm sơn epoxy và chất đóng rắn, tạo một lớp hoàn thiện bền, kháng dung môi cho sàn nhà máy. 

♦ Các loại sơn epoxy cho nền nhà xưởng phổ biến trên thị trường hiện nay gồm có:

+ Sơn epoxy gốc dầu chịu được va đập tốt, chịu được ăn mòn axit nồng độ nhẹ, tuy nhiên môi trường thi công và môi trường sử dụng trở nên độc hại do có chứa dầu.

+ Sơn epoxy gốc nước không độc hại, thân thiện với môi trường, có khả năng đóng rắn tốt trong môi trường ẩm, độ dày sàn trung bình 0.1mm.

+ Sơn epoxy tự san phẳng có độ dày lớn, trung bình khoảng 3mm, liên kết bền vững, chịu tải trọng cao, chống thấm nước, thấm dầu, kháng khuẩn, chống chịu axit, kháng hóa chất … 

♦ Quy trình thi công của sàn epoxy khá phức tạp với những yêu cầu khắt khe về kỹ thuật, nếu không kiểm soát tốt, sau thi công xong, sơn dễ bong và không đạt độ phẳng, bóng, đồng màu, thẩm mỹ của sàn.

• Đối với sàn epoxy tầng trệt, trước khi đổ bê tông, nền đất cần phải được kiểm tra độ đầm chặt theo yêu cầu để tránh lún sụt trong quá trình thi công, đồng thời phải có lớp chống thấm nước ngược từ dưới lên. 

• Bê tông nền nhà xưởng cần đạt mác tối thiểu 250 kg/cm2 thì mới có thể thi công sơn Epoxy.

• Nền bê tông phải được bố trí những khe co giãn nhiệt hợp lý nhằm tránh tình trạng nứt gãy khi bê tông bị giãn nở.

• Kiểm tra độ ẩm của sàn bằng máy đo phù hợp, độ ẩm phải dưới 6% mới được tiếp tục thi công sơn nền Epoxy.

♦ Có 2 phương pháp thi công sơn epoxy chính hiện nay, tương ứng với 2 hệ sơn:

• Hệ sơn lăn, thi công bằng phương pháp dùng rulo lăn dàn đều sơn lên bề mặt. Số lớp sơn gồm từ 2-3 lớp hoàn thiện không kể lớp sơn lót.

• Hệ sơn tự san, thi công theo phương pháp tự san phẳng: đổ sơn và dùng lu gai để dàn sơn tạo độ phẳng đồng đều trên toàn bộ bề mặt sàn.

Sơn epoxy được áp dụng tại nhiều phòng sạch công nghiệp, showroom, ứng dụng vào các khu vực và bề mặt sàn có yếu tố vệ sinh như: dược phẩm, thực phẩm, khu vực chế biến,… 

 

Sàn PU

Sơn sàn PU – sơn Polyurethane là loại sơn chất lượng cao gốc nhựa Polyurethane 4 thành phần; không chứa dung môi và có tính tự trải phẳng. Sàn sơn polyurethane rất bền, có khả năng chống trơn, kháng được acid – hoá chất nồng độ cao, giảm mài mòn cơ học và chống sốc nhiệt tốt.

Sơn sàn PU phù hợp cho các môi trường làm việc với yêu cầu khắc nghiệt như:

– Kho lạnh, với khả năng chịu được độ sốc nhiệt liên tục dao động trong khoảng -40°C đến 150°C; 

– Các nhà máy dược phẩm, thực phẩm theo tiêu chuẩn phòng sạch kháng khuẩn GMP – WHO;

– Nhà máy sản xuất hóa chất hàng loạt…

Yêu cầu về thi công sàn PU khá phức tạp. Bề mặt thi công cần được vệ sinh sạch sẽ, sàn bê tông cần chống ẩm, chống thấm và sơn lót cẩn thận để kiểm soát độ ẩm, tránh tạo bọt khí và bong tróc sàn sau khi hoàn thiện.

 

Trong quá trình thi công sàn PU, khi sàn ở dạng lỏng chưa khô hoàn toàn, Polyurethane phát ra mùi nồng và hơi khó ngửi. Mùi hương khó chịu sẽ hoàn toàn biến mất khi sơn ở dạng rắn, khi đó sàn đã hoàn thiện và được đưa vào sử dụng.

Sàn Vinyl chống tĩnh điện

Sàn vinyl chống tĩnh điện được cấu tạo từ 4 lớp ép chặt vào nhau:

• Lớp đầu tiên là lớp bề mặt hay lớp layer. Lớp này được làm từ chất liệu nhựa tổng hợp trong suốt và axit nhôm, có tác dụng chống thấm nước cực kì hiệu quả cũng như chống bám bẩn và hạn chế sự trầy xước. Đây là lớp áo ngoài vững chãi bảo vệ cho sàn.

• Lớp thứ hai là lớp in, được thiết kế hoa văn trang trí cho sàn.

• Lớp thứ ba là lớp lót, với cấu tạo là miếng xốp lớn, đem lại độ đàn hồi, dẻo dai cho sàn.

• Lớp cuối cùng là lớp đế, là lớp khung tạo độ cứng cho sàn.

 

Phần quan trọng nhất của sàn vinyl là hệ thống mạch carbon được bố trí dày đặc và chằng chịt trong các tấm thảm. Mạch carbon trên sàn Vinyl giúp dẫn các điện tích xuống lớp keo dẫn điện, toàn bộ điện tích sẽ được dây đồng tiếp đất dẫn xuống dưới mặt đất và trung hòa điện tích. Nhờ khả năng triệt tiêu hiện tượng tĩnh điện trong sản xuất, hạn chế cháy nổ do chập điện hay các nguy cơ khác ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, sàn vinyl thường được ứng dụng trong các nhà máy sản xuất linh kiện điện tử.

Sàn bê tông hardener 

Sàn hardener hay còn được gọi là sàn bê tông được phủ chất tăng cứng (hardener), giúp gia tăng độ liên kết cho bề mặt bê tông, gia cố bề mặt sàn, tăng khả năng chịu mài mòn cơ học, chịu được tải trọng cao, bảo vệ nền bê tông và tạo độ bóng nhất định.

- Chất làm tăng cứng nền và sàn có 2 dạng phổ biến: 

• Bột xoa nền Hardener là vật liệu dùng để xoa nền, tăng cứng và đánh bóng mặt sàn bê tông. 2-3 giờ sau khi đổ bê tông (tùy điều kiện thời tiết và mác bê tông) là thời điểm có thể thi công lớp bột tăng cứng. Bột hardener được rắc lên bề mặt bê tông, sau đó dùng máy xoa chuyên dụng để xoa và đánh bóng nền, tạo nên lớp bề mặt đặc chắc, chịu mài mòn cao.

• Liquid hardener là chất lỏng phủ lên bề mặt bê tông, thẩm thấu và tạo ra những phản ứng hóa học bên trong khối bê tông. Thi công tăng cứng và phủ bóng sàn bằng liquid hardener có thể thi công được cho nền bê tông cũ, với độ bóng của sàn hơn hẳn dạng bột xoa nền.

• Dùng phối hợp cả 2 cách trên có thể tăng tối đa độ bền, chống mài mòn, độ bóng và khả năng chống lại việc phát sinh bụi bẩn cho nền nhà xưởng.

Sàn đánh tăng cứng Hardener giúp tăng cứng sàn bê tông, đồng thời có thể làm bóng mặt sàn. Hardener còn có khả năng chống thấm và chống rạn nứt bề mặt hiệu quả, giảm thiểu sự thẩm thấu của dầu, nhớt trong quá trình sản xuất, ức chế sự tăng trưởng của bụi bê tông, bề mặt nhẵn dễ lau chùi, vệ sinh, đồng thời chống trơn trượt, chống mài mòn bởi hóa chất, vật lý,… Thi công sàn Hardener có chi phí không quá cao và được sử dụng khá phổ biến trong các nhà máy công nghiệp.

 

Navisteel Là đơn vị thiết kế – thi công có nhiều kinh nghiệm xây dựng nhà xưởng, có thể tư vấn giúp nhà đầu tư lựa chọn giải pháp nền, sàn nhà xưởng ổn định, an toàn, đáp ứng nhu cầu sử dụng liên tục, mức độ cao, hóa chất mạnh … của từng nhà máy, từng lĩnh vực sản xuất đặc thù.

 Mọi chi tiết xin liên hệ:

Mọi chi tiết xin liên hệ:

NAVISTEEL - THIẾT KẾ THI CÔNG NHÀ XƯỞNG CHUYÊN NGHIỆP

Trụ sở chính: Số 292HK1 khu đô thị Waterfont City, Cầu Rào 2 - P.Vĩnh Niệm - Q.Lê Chân - TP.Hải Phòng

 Điện thoại: 0225 3246 545 

 Hotline0901 508 999 

 Emailnhavietpmc@gmail.com 

 Websitehttps://navisteel.vn/ 

 Fanpagehttps://www.facebook.com/nhavietpmc/   

 Kênh Youtubehttps://bit.ly/2XYG2eT  

 

 Chia sẻ
 Từ khóa ,